… Bạn đang đọc truyện Mưa và em tại nguồn: http://truyensextv69.com/mua-va-em-2/
“Kính coong, kính coong”
… Bạn đang đọc truyện Mưa và em tại nguồn: http://truyensextv69.com/mua-va-em-2/
“Kính coong, kính coong”
Những hồi chuông cửa kéo dài khiến tôi bực mình tỉnh giấc. Khỉ gió cái đứa dở hơi nào mà mới sáng sớm đã bấm chuông gọi cửa inh ỏi, không hiểu ba mẹ tôi đâu mà lại để cái thằng trẻ trâu nào đến nghịch phá giờ này, đã thế nó còn dám phá giấc ngủ ngàn vàng của tôi, tội này đáng muôn chết. Tôi lảo đảo bước xuống giường, mắt nhắm mắt mở chạy ra ban công, tay đã thủ sẵn nắm đấm:
– Ai phá chuông đấy? Có để yên cho người ta ngủ không?
Tôi thò mặt ra ngoài, hét lớn. Và chỉ ít giây sau, sự khó chịu trên gương mặt cáu kỉnh của tôi đã tan biến mất hút, vì ở phía dưới kia đang là Quỳnh, với một hộp quà nhỏ trên tay:
– Anh Phong ơi, mở cửa cho em!
– Có gì không Quỳnh?
– Chúc mừng sinh nhật anh, em có quà cho anh nè, hihi!
– Chờ anh một chút!
Tôi vội vã đánh răng rửa mặt rồi tót xuống mở cửa cho Quỳnh. Thật là quý hóa biết bao khi Quỳnh lại là người đầu tiên chúc mừng sinh nhật tôi, đã thế lại còn đúng vào lúc sáng sớm thế này:
– Chúc anh sinh nhật vui vẻ, nhiều may mắn, lúc nào cũng đẹp trai phong độ, luôn luôn yêu thương và bảo vệ em, hì hì…
– Anh… cảm ơn… Quỳnh…
Tôi bối rối nhận lấy hộp quà từ tay Quỳnh, nhưng đó chưa phải là tất cả, vì ngoài hộp quà bé xinh đó ra, Quỳnh còn làm hẳn một chiếc bánh kem để tặng sinh nhật cho tôi nữa:
– Bánh em tự làm đó!
– Trời, giỏi vậy, biết làm bánh hồi nào?
– Xí, tại anh không để ý thôi – Quỳnh bĩu môi…
– Vào nhà đi, hai đứa mình ăn bánh!
– Thôi, em tặng quà cho anh trước, em phải đi học thêm rồi, hì.
Quỳnh bẽn lẽn nhìn tôi, ở cạnh nhau hơn 10 năm nay, tôi chưa bao giờ tôi thấy nó lạ như hôm nay:
– Tối anh có… bận gì không?
– Ừm, chắc là không, sao thế?
– Anh không tổ chức sinh nhật hả?
Tôi lắc đầu cười ruồi:
– Không, tao… à nhầm, anh lớn rồi, không khoái trò sinh nhật nữa, chắc ăn uống gì đó với nhà thôi!
– Vậy tối nay… anh chở em đi ăn hen, em đãi, hì – Quỳnh cười tươi, nhìn nó xinh ghê…
– Tiền đâu mà em đãi?
– Tiền em để dành, sinh nhật anh em mới tiêu… Á!!!
Tôi cốc lên trán Quỳnh một cái khiến nó bĩu môi nhăn mặt:
– Giữ lại mà dùng, tối nay anh mời, sinh nhật anh mà!
– Dạ, hì hì.
Bình thường mọi năm, tôi một là sẽ mời mấy đứa bạn thân đi ăn, hoặc tốt hơn thì ở nhà chung vui với gia đình, và dĩ nhiên năm nào cũng có mặt Quỳnh ở đó, nó với tôi khác gì hình với bóng đâu cơ chứ. Nhưng năm nay, lần đầu tiên, tôi và Quỳnh đánh lẻ đi riêng với nhau, nên cũng có đôi chút hồi hộp. Năm nay hai đứa tôi đã học lớp 11, chuẩn bị vài tháng nữa là thi cuối học kỳ 2, rồi thì lao đầu vào luyện thi, ôn thi đại học, chẳng mấy chốc đã trở thành người lớn. Nhớ ngày nào, Quỳnh còn lẽo đẽo theo chân tôi vào lớp 1, ấy vậy mà giờ đây, hai đứa đã làm bạn được hơn 10 năm rồi. Tôi chẳng biết mình thế nào, chứ riêng Quỳnh thì càng lớn, nó lại càng trắng trẻo hơn, những nét đẹp thanh tú của ba và mẹ hòa quyện lại tạo cho Quỳnh một vẻ ngoài đặc biệt và nổi bật. Hôm nay nó mặc một chiếc váy dài ngang gối màu xanh biển, tạo nền cho làn da trắng của nó rạng rỡ hơn gấp nhiều lần:
– Hôm nay Quỳnh… xinh lắm nhé! – Tôi mạnh dạn khen nó, không chút ngại ngùng…
Tôi không ngại, nhưng Quỳnh lại ngại, vì lẽ dĩ nhiên, tôi và nó mỗi người có một kiểu suy nghĩ khác nhau kia mà, đặc biệt là trong mối quan hệ của hai đứa:
– Anh nói… thật hả?
– Thật chứ sao, Quỳnh của anh xinh nhất đêm nay, hehe!
Ngày đó, khi thốt ra cái câu này đậm chất “sến súa” như vậy, quả tình là tôi chưa nghĩ gì nhiều, thậm chí là chẳng nghĩ gì luôn ấy chứ. Tôi lúc nào cũng xem Quỳnh là đứa em gái bé bỏng của tôi, lúc nào cũng cần được tôi bảo vệ và che chở, thành ra tôi khen em gái tôi thì cũng đâu có gì là sai, và cái cụm từ “Quỳnh của anh”, nó có nghĩa là “em gái của anh” chứ không phải “em yêu của anh” đâu à:
– Anh… kỳ cục quá!
– Hờ hờ… biết ngại rồi nữa cơ!
Tôi chở Quỳnh bon bon trên chiếc xe đạp Martin màu bạc mới toanh mà ba mẹ mới tậu cho tôi, hiên ngang lướt qua những con đường rực rỡ màu sắc nhưng đêm nay lại phải kính cẩn nghiêng mình trước vẻ đẹp mê hoặc của cô nữ sinh lớp 11 tên Quỳnh này đây. Suốt quãng đường đi, Quỳnh chẳng nói gì, nó chỉ ngồi sau lưng bám ngang hông tôi, chốc chốc lại hát vu vơ những câu gì đó mà tôi không nghe rõ. Chỉ đến khi tôi chuẩn bị có ý định quay đầu lại hỏi thăm, Quỳnh mới bất ngờ lên tiếng:
– Anh Phong nè!
– Hả? Sao vậy?
– Sau này ấy…
– Ừ sau này sao?
– Sau này anh sẽ lấy vợ, sinh con…
– Ừ, lấy vợ, sinh con…
– Anh thích… con đầu lòng là con trai hay… con gái? – Quỳnh hỏi bâng quơ, nhưng cũng đầy ẩn ý…
Công nhận ngày nhỏ tôi ngu thật, Quỳnh như muốn tát thắng sự thật vào mặt tôi nhưng tôi cũng chẳng nhận ra, hoặc phần nhiều là tôi cố ý làm lơ chuyện đó, phủ nhận tình cảm của Quỳnh dành cho tôi, vì trong đầu tôi, hình ảnh Quỳnh vẫn gắn liền với hình ảnh cô nhóc bé tẹo da trắng, tóc nâu đứng nép sau lưng tôi trong những ngày đầu đi học:
– Anh thích… ừm… con gái, con trai quậy phá mệt lắm!
– Hì, em… cũng thích con gái, em sẽ dạy nó nhiều thứ giống như mẹ dạy em…
– Vậy con gái hai đứa mình sẽ là bạn thân của nhau, như anh với em nè, hehe…
Câu đùa của tôi nghe ngô nghê, nhưng ngẫm lại thấy vô duyên dễ sợ. Quỳnh nó ẩn ý như thế có khác nào đi thi nhưng mở sẵn đáp án ra chờ tôi đọc hay không, cơ mà tôi vẫn bằng một cách nào đó… tránh né cực kỳ mượt, bí quyết là… không quan tâm và không… biết đến. Thú thực là lúc đó, tôi chẳng nghĩ con khỉ mốc gì về những câu nói của Quỳnh, tôi chỉ nghĩ là nó cũng muốn… sinh con gái đầu lòng giống tôi, vậy thôi. Nghe câu nói của tôi, Quỳnh bỗng khựng lại mất vài giây, nhưng cũng rất nhanh cười khúc khích đáp lễ:
– Dạ, hì, được vậy thì tốt quá, anh hen?
Những mong muốn của Quỳnh ngày trước, tôi chẳng mấy bận tâm vì tôi nghĩ rằng, đó chỉ là những mong muốn của một đứa… trẻ con. Quỳnh với tôi lúc nào cũng chỉ là cô bé 6 tuổi bẽn lẽn, dè dặt và đáng yêu, còn lâu lắm nó mới có chồng, sinh con, còn lâu… la… ắ… m…
Những dòng ký ức vội lướt qua rất nhanh trong đầu tôi, kéo tôi đi thật xa khỏi thực tại, rồi lại bất thình lình ném tôi xuống mặt đất năm 2019, nơi một cô bé con nhỏ xíu, xinh xắn, đáng yêu với cặp má phúng phính và mái tóc đen nâu hệt như Quỳnh đang lon ton bước xuống từng bậc cầu thang và hướng ánh mắt về phía Quỳnh. Cô bé chạy vội về phía Quỳnh, nép đằng sau lưng nó và hướng ánh mắt đầy sợ sệt nhìn về phía tôi. Và chỉ trong khoảnh khắc, trong người tôi như có một luồng điện cao thế vừa chạy lướt qua khiến sống lưng của tôi giật nảy cả lên, vì hình ảnh này, quá đỗi quen thuộc, nó chẳng khác gì so với Quỳnh cách đây gần 20 năm, cũng nhút nhát và kháu khỉnh hệt như cô bé này. Trong tích tắc, hàng loạt những suy nghĩ nhảy vọt lên trong đầu tôi và vội vàng dừng lại ở một đáp án duy nhất, rằng cô nhóc này, chính là:
– Min khoanh tay, cúi đầu chào bác Phong đi con!
– Ứ ừ, không chịu đâu…
– Đây… đây là… – Tôi ấp úng…
Cô bé nhìn tôi, nhăn nhó núp sát vào Quỳnh. Và như để trả lời luôn cho những thắc mắc của tôi, Quỳnh dịu dàng lên tiếng, nó nhìn tôi bằng ánh mắt đượm buồn:
– Con gái của em đó, em đặt tên cho nó là Phương Thảo, ở nhà gọi là Min!
– Con gái??? Em…
– Bé Min nhà em năm nay 4 tuổi rồi đó anh, hì…
Lần này Quỳnh chẳng nhìn tôi nữa, nó ôm chặt lấy con gái, đôi mắt ngấn lệ xúc động:
– Thế còn… ba của…
Với tình cảnh trước mắt, dù có là một đứa không não, tôi cũng phần nhiều đoán định được về một sự thật không mấy tươi sáng dành cho con gái của Quỳnh và nó, vì nếu hai người vẫn còn ở cạnh nhau, thì cớ làm sao mà Quỳnh lại trở về Việt Nam như thế kia chứ. Tôi chỉ hỏi lấp lửng, không hồi kết, nhưng dĩ nhiên Quỳnh là cô gái thông minh, nó hoàn toàn hiểu ý tôi:
– Tụi em quen nhau lúc em vừa sang đó, nhưng mà… hì… giờ em nuôi Min một mình thôi…
Sự tiết lộ của Quỳnh khiến tôi sốc quá đỗi. Tôi chẳng thể ngờ cô em gái bé nhỏ của tôi ngày nào nay đã thực sự… có con, mà con nó đã 4 tuổi, nói năng chạy nhảy ầm ầm rồi chứ không phải chỉ là ngày một ngày hai. Hèn gì, từ lúc Quỳnh trở về đến giờ, tôi đã thấy nó là lạ, khang khác. Nó không thân thiết với tôi như ngày xưa, nó chủ động giữ khoảng cách với tôi, và ánh mắt nó thì lúc nào cũng mang một vẻ u sầu khó diễn tả, chẳng còn vẻ lanh lợi, hoạt bát như ngày trước nữa:
– Em nói chắc anh cũng không tin, nhưng mọi việc chỉ là một tai nạn… Ba của Min, hắn đã bỏ rơi em ngay sau khi biết chuyện, và em cũng không thèm… van xin, nài nỉ gì cả, em có thể tự lo cho con…
– …
– Lúc ba mẹ em biết chuyện, ba mẹ cũng mắng em rất nhiều, nhưng họ vẫn thương em, vẫn tôn trọng quyết định của em, và em đã chứng minh rằng mình làm được…
– …
– Bé Min của em rất ngoan ngoãn và đáng yêu, lại rất thương mẹ, thương bà, em đâu cần gì hơn nữa, phải không con gái?
Quỳnh nhấc bổng bé Min lên rồi đặt con vào lòng, ôm cô bé chặt cứng, nét mặt Quỳnh giãn ra, lộ vẻ mãn nguyện. Dù chỉ ít giây trước, tôi còn thấy đắng cay cho Quỳnh, nhưng ngay bây giờ đây, khi thấy được sự hạnh phúc trên gương mặt nó, tôi lại thấy thật mừng, vì dù ít hay nhiều, Quỳnh cũng đã tìm thấy được sự yên bình cho cuộc đời đầy sóng gió của nó, cô bạn nhỏ của tôi:
– Bé Min dễ thương quá Quỳnh ha?
Quỳnh nhìn tôi bằng ánh mắt đầy bất ngờ, nó chợt khựng lại mất vài giây trước khi mỉm cười thật tươi. Nụ cười của Quỳnh đã không còn mang dáng vẻ u sầu như mọi khi nữa, hình như trong lòng nó vừa trút được một gánh nặng, có lẽ nó đã tưởng rằng tôi sẽ nghĩ xấu về nó sau khi biết sự thật này. Cơ mà Quỳnh chẳng hề biết, con gái của nó cũng dễ thương và đáng yêu hệt như nó ngày còn nhỏ vậy, điều này lại khiến tôi gợi lên trong lòng một sự bâng khuâng khó tả. Tôi biết Quỳnh không phải là đứa con gái chơi bời, hư hỏng, thế nên những gì nó nói, tôi đều tin răm rắp, và tôi cũng tin rằng, Quỳnh đã phải trải qua rất nhiều cay đắng, khổ đau, để giờ đây nó đã trở thành một người phụ nữ giỏi giang, trưởng thành, hệt như mẹ của nó vậy:
– Min qua chơi với bác Phong một chút nhen! – Quỳnh nhìn con, thủ thỉ…
Cô bé con nhìn tôi e sợ rồi lại rụt cổ rúc vào lòng mẹ, vì chắc hẳn trong mắt Min, tôi chỉ là một người xa lạ và không có sự đáng tin cậy. Nó không phải là Quỳnh, và dĩ nhiên là nó sẽ không muốn nép sau lưng tôi để chờ tôi bảo vệ:
– Không chịu đâu, mẹ ẵm Min cơ!
Cô bé lắc đầu, nhõng nhẽo với Quỳnh. Ngày xưa, mẹ Quỳnh dạy dỗ nó cũng rất nhẹ nhàng, ít khi nào tôi thấy bà la mắng Quỳnh, và sau ngần ấy năm, Quỳnh cũng có cách tiếp xúc với con dịu dàng như thế, điều đó làm trái tim tôi khẽ tan chảy:
– Ngoan nè, Min có thương mẹ không?
– Có thương – cô bé lí nhí…
– Thương nhiều không?
– Nhìu… nhìu – kiểu tiếng Việt bập bẹ của cô bé làm tôi phì cười…
– Bác Phong cũng thương mẹ nhiều như Min, vậy Min với bác Phong là gì nè?
– Là đồng… đồng…
– Đồng gì hen?
– Đồng… đội… – Min reo lên như vừa khám phá ra bí mật động trời…
– Đúng rồi, hì hì, đồng đội thì phải chơi với nhau đúng chưa?
– Dạ đúng…
Nói đoạn, Quỳnh dắt tay Min sang trước mặt tôi. Cô bé xinh xắn thật, mới tí tuổi nhưng Min cực kỳ lanh lợi, mắt nó to tròn, má nó phúng phính, hơi khẽ ửng đỏ, tóc dài óng ả, da trắng, môi đỏ, có lẽ nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ tích cũng chỉ được thế này mà thôi:
– Min nói sao nè!
– Min chào… chào…
– Chào ai?
– Chào bác… bác…
– Bác gì, vừa mới nói mà?
– Bác… Phông…
– Nói tầm bậy gì đó hả? – Quỳnh khẽ cau mày…
Tôi cười ngặt nghẽo vì điệu bộ ngắc ngứ của bé Min. Mẹ Quỳnh của nó tuy nói chuyện nhẹ nhàng từ tốn là vậy nhưng xem chừng cũng khá nghiêm khắc. Tôi khoát tay, bế cô bé ngồi lên đùi mình:
– Thôi, mẹ Quỳnh ăn hiếp con hả, bác Phong đánh mẹ Quỳnh cho con nhé?
– Hông, hông được đánh mẹ!
Cô bé lúc lắc mái đầu, tỏ ý không hài lòng, lấy tay đánh nhẹ vào người tôi mấy cái, ra chiều bảo vệ mẹ thấy rõ. Thấy con gái ngoan ngoãn, lại thương mình ra mặt, Quỳnh không khỏi hạnh phúc mà cười tủm tỉm một mình:
– Ghê không? Bênh mẹ dễ sợ chưa?
– Hì hì, Min hư quá, sao lại đánh bác Phong?
– Hông được đánh mẹ! – Cô bé nhắc lại câu nói ban nãy…
Mặc dù miệng thì hung hăng là thế, nhưng Min vẫn thản nhiên ngồi dựa vào người tôi, cô bé nắm lấy đôi bàn tay to đùng đoàng của tôi, rồi đặt vào trong lòng bàn tay một cái kẹo nhỏ xíu, chẳng biết ở đâu:
– Cái gì đây Min?
– Kẹo… kẹo của Min… Min cho… cho…
– À, ừ, bác cảm ơn Min hen.
– Hihi… bác Phông, bác Phông…
Mặc dù chẳng biết từ lúc nào, tên của tôi đã bị thay đổi một cách trắng trợn, tôi vẫn cảm thấy vui vẻ và ấm áp khi có được một người bạn mới vào lúc này. Min thông minh, lanh lợi và hoạt bát, khác hẳn với sự nhút nhát và dè dặt của mẹ nó ngày xưa. Min chơi với tôi một lúc thì đã quen hẳn, nó quên bẵng đi mất việc ban nãy nó còn đòi đánh tôi để bảo vệ mẹ Quỳnh của nó. Trong lúc tôi và Min làm quen dần với nhau thì Quỳnh đang loay hoay rửa chén bát, xong xuôi đâu đó thì nó ngồi bên cạnh làm việc, để lại bé Min và tôi vẫn thỏa sức vui đùa. Min có vẻ rất khoái tôi, vì mỗi lần thấy nó đưa tay lên giả làm súng lục ngắm bắn, tôi đều vờ ngã lăn ra đất và kêu lên những âm thanh kinh hãi:
– Aaaa, chết rồi, Min bắn bác đau quá!
– Hihi… Min giỏi, Min giỏi… hông?
– Ừ, Min giỏi lắm, bác chịu thua rồi!
Sự tự tin và đáng yêu của bé Min khiến tôi bất giác nhớ đến… Uyển My của tôi, một cô gái vô cùng giỏi giang và cũng chẳng kém phần thiếu tự hào về bản thân mình. Chẳng biết giờ này, nàng đang ở đâu, làm gì, và căn bệnh quái ác nào đó của nàng, nó đã chịu buông tha cho nàng hay chưa? Chỉ nghĩ đến đó thôi, tôi đã cảm thấy cay cay nơi sống mũi rồi.
Quỳnh vẫn lặng im làm việc, chốc chốc nó ngoái đầu nhìn ra, nơi hai bác cháu tôi đang chơi đùa khoái chí, nó lại khẽ mỉm cười, đôi mắt long lanh như muốn nói gì đó, nhưng rồi nó lại quay đi tiếp tục công chuyện, bỏ lại trong lòng tôi những thắc mắc chẳng có lời hồi đáp:
– Quỳnh nè!
– Dạ?
Tôi không biết Quỳnh đang nghĩ gì, chỉ là ngay lúc này, tôi thực sự cảm thấy thương cảm cho Quỳnh, khi 3 thế hệ trong gia đình nó đều đang sống cùng nhau mà chẳng có lấy một bóng đàn ông, một chỗ dựa lúc cần thiết. Tất nhiên nhiều người sẽ có những suy nghĩ khác nhau, rằng đâu nhất thiết phụ nữ phải cần có đàn ông thì mới sống được. Quan điểm đó hoàn toàn đúng, nhưng lại cũng chưa đủ, vì đâu phải việc gì, phụ nữ cũng có thể làm một mình được, ví dụ như việc… làm cha chẳng hạn:
– Cả nhà tính… ở lại Việt Nam luôn chứ?
Quỳnh nhìn tôi mỉm cười:
– Em nghĩ vậy, em không muốn đi đâu nữa!
– Nhưng như vậy, có ổn không?
Tôi cúi đầu nhìn bé Min vẫn đang ngây ngô xếp những viên màu Lego vào với nhau. Quỳnh là cô bạn thuở nhỏ của tôi, nó hiểu tôi có lẽ còn hơn cả bản thân nó, vậy nên không lạ lẫm gì khi nó đoán được những gì tôi đang nghĩ ngay lúc này. Quỳnh cười hiền, thản nhiên đáp:
– Em nghĩ cuộc sống đang rất hạnh phúc, lâu lâu anh qua chơi với mẹ con em là được rồi, đâu cần gì nữa, hì.
Nếu như là ngày xưa, tôi sẽ không hiểu Quỳnh đang muốn nói gì, chỉ đơn giản nghĩ rằng nó muốn người bạn thân nhất của nó luôn luôn ở bên cạnh, thế nhưng, hiện tại, tôi cũng đã lớn, cũng đã trải qua đủ thứ chuyện buồn vui, và tôi nghĩ mình có thể thấu được cảm xúc của Quỳnh và những gì nó đang muốn nói đến. Tất nhiên với bản chất là một người cẩn thận, tôi không bao giờ dám chắc chắn 100% về những suy nghĩ dự đoán của mình, chỉ là tôi sẽ cố gắng để Quỳnh không hiểu lầm ý định của tôi, và dĩ nhiên là tôi cũng thế. Tôi nghĩ ngày xưa có một giai đoạn Quỳnh đã có cảm tình đặc biệt với tôi, nhưng sau nhiều năm trôi qua, cộng thêm với sự thờ ơ cố hữu của tôi, nó đã hiểu ra vấn đề và không đặt thêm bất cứ hy vọng gì ở tôi nữa. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ có ý định khác với Quỳnh, vì nó là em gái tôi, một cô em gái bé bỏng tội nghiệp mà tôi lúc nào cũng luôn luôn sẵn sàng bảo vệ, che chở:
– Cố lên Quỳnh nhé, có gì cứ nói với anh, anh đã hứa với mẹ em rồi mà!
Tôi vô tình lặp lại câu nói xưa, và lại vô tình khiến Quỳnh mỉm cười, dù rằng tôi chẳng biết nụ cười hiện tại của nó mang ý nghĩa gì, hay đơn thuần chỉ là niềm vui về một hồi ức tưởng chừng đã đi xa mãi.
Tôi ở chơi với mẹ con Quỳnh đến đầu giờ chiều, khi chiếc bụng khốn khổ của tôi đã bắt đầu bài ca muôn thuở, tôi mới đứng dậy ra về trong sự nuối tiếc của Quỳnh và có thể là bé Min nếu cô bé không mệt mỏi ngủ thiếp đi trên đùi tôi:
– Thôi, chiều rồi, anh về nhé Quỳnh ơi!
– Ơ, anh ở lại ăn gì đã rồi về, em nấu gì cho anh ăn hen? – Quỳnh đứng bật dậy, ngơ ngác hỏi…
– Thôi, chiều anh có chút việc, hai mẹ con cứ nghỉ ngơi đi, mà em cũng nghỉ chút xíu đi, làm sáng giờ rồi!
– Dạ, hì, em gần xong rồi, anh đừng lo.
Nhẹ nhàng từng chút một, tôi tiến đến và trao trả lại con gái cho Quỳnh, cô bé vẫn ngủ ngon lành, không lo nghĩ, vẻ mặt đáng yêu của Min khi ngủ khiến tôi bồi hồi quá đỗi, tôi nhớ ngày bé tôi cũng hay ngắm nhìn mẹ nó như thế, nhưng chỉ là sự hài lòng của một người anh trai với cô em gái ngoan ngoãn mà thôi, chẳng có gì khác:
– Anh về cẩn thận!
Quỳnh đứng tựa người vào cửa, nó nhìn tôi một cách bâng khuâng, từng lọn tóc phất phơ bay trong những ngọn gió nhẹ nhàng của buổi ban chiều, ánh nắng dịu nhẹ xuyên qua kẽ lá rọi xuống khiến vẻ đẹp của Quỳnh như được tô điểm một cách đầy mê hoặc. Tuy vậy, trong giờ phút ấy, tôi lại cứ tưởng rằng… người con gái đang đứng trước mặt tôi, là Uyển My cơ chứ:
– Uyển… Uyển…
– Anh nói sao?
Sự ngạc nhiên của Quỳnh khiến tôi bất giác giật mình, trở lại với thực tại, nơi tôi đang đối diện với cô bạn thời thơ ấu chứ không phải là cô gái mà tôi thương. Khẽ thở hắt ra, tự cười trừ vì suy nghĩ viển vông của mình, tôi đáp:
– À không… không có gì đâu. Anh… về đây, khi nào rảnh anh lại ghé thăm cả nhà, à mà… tuần sau có tối nào Quỳnh bận không?
– Em không, tối em làm ở nhà nên cũng rảnh, có gì không anh?
– Thế sang nhà anh ăn bữa cơm nhé, mẹ anh cứ nhắc anh mời Quỳnh mãi!
– Hì, vậy cũng được, tuần sau em ghé! – Quỳnh gật đầu, nó cười thật tươi…
– Hôm nào rảnh anh nhắn trước rồi để anh qua đón, đi một mình nguy hiểm lắm!
Tôi nói như một cái máy, hệt như những gì tôi thường nói với Quỳnh ngày hai đứa tôi còn nhỏ. Lời đề nghị vô tình của tôi khiến hai đứa chợt khựng lại vài giây rồi nhìn nhau cười khúc khích, ôi cái thời thơ ấu sao mà đẹp đẽ không tưởng:
– Anh sợ ai bắt nạt em hả?
Quỳnh che miệng cười, nhìn nó lúc này xinh xắn và dịu dàng hơn hẳn:
– Anh… quen miệng, hờ hờ… Thôi anh về nhé, vào nhà đi Quỳnh!
Không đợi Quỳnh trả lời, tôi đã phóng xe vọt thẳng. Không phải là vì tôi vô tình, chỉ là tôi không muốn Quỳnh hiểu lầm tôi, vì tôi sợ nó nghĩ tôi có cảm tình đặc biệt với nó thì không hay chút nào, vì ngay bây giờ, trong lòng tôi chỉ có một người, một người duy nhất mà thôi.
Tôi hẹn Quỳnh “tuần sau”, nhưng tôi cũng quên béng đi mất việc đó, mặc dù đó chẳng phải là lời mời xã giao, mẹ tôi có nhắc tôi thật, nhưng tôi cũng chẳng nhớ luôn, vì thứ duy nhất mà tôi nhớ trong đầu luôn luôn là Uyển My và chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại:
– Tao dặn mày chở con Quỳnh qua đây sao mày không chở vậy Phong?
– Mẹ nói sao cơ?
– Mày đừng để tao nói lại lần nữa!
Thật tình thì tôi đã nghe, nhưng tôi vẫn hỏi lại, để tranh thủ quãng thời gian ngắn ngủi đó, tôi sẽ cố gắng rặn ra được một lý do ổn áp trước sự hùng hổ của mẹ tôi:
– Dạ, thì… tối nay con chở nó sang!
– Mẹ nó có nhà không, mời cả mẹ nó luôn đi!
– Dạ… chắc có, mà mẹ nó hay bận lắm, để con hỏi xem sao!
Mẹ Quỳnh chẳng bận gì, tôi cam đoan là thế, nhưng tôi chưa nói với mẹ tôi về việc Quỳnh đã có một cô con gái 4 tuổi, và tôi nghĩ rằng mình cũng không nên nhiều chuyện tiết lộ sự thật đó ra làm gì. Quỳnh đã lớn, đã trưởng thành, đã làm mẹ, nó có đủ tự tin, bản lĩnh và trách nhiệm trong câu chuyện của chính nó. Chừng nào Quỳnh muốn, thì nó sẽ nói với mẹ tôi, còn trước thời điểm đó, tôi chẳng là ai để có quyền xăm soi hay bàn tán về cuộc đời của Quỳnh cả, dẫu nó có là cô bạn thân nhất của tôi đi chăng nữa. Tôi cẩn thận nhắn tin báo trước cho Quỳnh để nó chuẩn bị, dự định đến tối thì tôi sẽ chở nó sang nhà mình dùng bữa:
– Bé My dạo này sao rồi Phong, sao mẹ không thấy nó gọi về cho mẹ?
Câu hỏi của mẹ khiến tôi bỗng chột dạ quá sức. Làm cách nào để tôi nói với mẹ được rằng, cô con dâu bé nhỏ tội nghiệp của mẹ đang trải qua một quãng thời gian khó khăn nhất trong đời cô ấy, và trong khi gia đình mình vẫn vui vẻ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thì Uyển My lại phải đau đớn gánh chịu những sự dằn vặt do căn bệnh quái ác trút xuống. Chỉ mới nghĩ đến đó, khóe mắt tôi đã cay xè, phải quay mặt đi chỗ khác giả vờ như không có gì:
– Dạ, Uyển My hơi bận việc, để bữa nào con nói gọi cho mẹ!
– Ừ, nhớ nói giúp mẹ đấy, khổ thân con bé, xa nhà xa gia đình…
Mẹ tôi lắc đầu, thở dài thành tiếng. Tôi biết mẹ thương Uyển My, vì nàng là cô gái đáng yêu, giỏi giang và ngoan ngoãn nhất trên đời. Thật tình nếu không phải mẹ tôi thì tôi cam đoan là tất cả những bà mẹ chồng khác sẽ đều phải mắt tròn mắt dẹt cộng thêm sự hài lòng tuyệt đối khi được chứng kiến sự ưu tú và đặc biệt toát ra từ khí chất trời cho của Uyển My nhà tôi. Tôi chẳng biết mình sẽ che giấu chuyện này được bao lâu nữa, vì chính bản thân tôi còn không có một chút thông tin nào liên quan đến Uyển My vào lúc này cả. Tôi có thể gọi điện cho nhạc phụ, nhạc mẫu để chất vấn, nhưng rồi thì sao, liệu Uyển My có vui với điều đó, và nàng có bị xao nhãng hơn trong quá trình chữa bệnh hay không. Mỗi lần định làm những trò ngu xuẩn đó, tôi đều tự lòng mình đắn đo và suy nghĩ rất nhiều. Nếu chẳng may sự ngu ngốc của tôi khiến mọi chuyện tệ đi, hẳn là tôi sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho mình nữa, vì nếu không có Uyển My, cuộc đời này với tôi dường như đã chẳng còn ý nghĩa, hẳn là thế.
Hôm nay thì tôi vẫn lên lớp, vẫn đi học, vẫn cần cù như bình thường, chỉ là tâm hồn tôi nó cứ ngao du mãi tận trời xanh, nơi tôi và tiểu thư nhà tôi vui đùa hạnh phúc bên nhau, chứ không phải là chuỗi ngày dài đằng đẵng chờ đợi trong vô vọng như thế này. Lớp học 3D của tôi với thầy Hoàng Anh ngày một diễn biến tốt đẹp với sự chăm chỉ đột xuất của tôi. Tôi đã không còn ngụp lặn ở top dưới mà đã hiên ngang leo một mạch lên thẳng top 2 của lớp với số điểm gần như suýt soát với người dẫn đầu. Sự kiên trì của tôi khiến thầy Hoàng Anh vô cùng hài lòng, và kèm theo đó, thầy cũng đã giới thiệu được cho tôi đến một vài công ty của bạn thầy, nơi khả năng cũng như kiến thức của tôi sẽ sớm được phát huy một cách chính xác nhất. Trước mắt, tôi sẽ trở thành một thực tập sinh, làm một vài công việc nho nhỏ liên quan cho đến khi thành thục, lúc ấy tôi sẽ có trong tay một công việc chính thức dù chưa học xong và lấy được tấm bằng tốt nghiệp như tôi đã dự định ban đầu. Tất cả những thành quả này, đều là nhờ Uyển My, vì chỉ có nàng mới khiến cái tấm thân lười biếng của tôi chịu đứng dậy và cố gắng như thế mà thôi:
– Phong ơi!
– Hửm?
Tuyết Mai lúc lắc mái đầu nhìn tôi, ánh mắt nàng lộ vẻ nghiêm trọng:
– Dạo này Phong lạ lắm!
– Lạ là sao, mình bình thường mà? – Tôi đáp, mắt vẫn dán vào màn hình…
– Phong chẳng quan tâm đến Mai nữa, Mai nói Phong cứ ậm ừ qua chuyện rồi lại quên ngay đi, bộ Phong giận gì Mai hả?
Dĩ nhiên, không phải là tôi giận gì Tuyết Mai, tôi chỉ đang không có chút tâm trạng nào mà quan tâm đến. Hơn thế nữa, Tuyết Mai là một nhân vật đặc biệt, một người luôn luôn tạo cho tôi một cảm giác vừa thân quen, lại vừa lo lắng. Tôi cứ có cảm giác, Tuyết Mai quan tâm đến tôi rất nhiều, hệt như những gì Uyển My đã từng làm. Nhưng bên cạnh đó, chính sự quan tâm quá mức… cần thiết ấy lại làm tôi khó xử vô cùng. Tuyết Mai không xinh đẹp bằng Uyển My, điều đó tôi đã nói rất nhiều lần. Thế nhưng, nét cuốn hút của nàng nhờ vào tất cả sự hòa quyện hoàn hảo nàng có là thứ không thể phủ nhận được. Mái tóc xoăn đáng yêu, nụ cười răng khểnh rạng rỡ và cả cái má lúm đồng tiền duyên dáng chết người kia, tất cả như những mũi giáo sẵn sàng chọc thủng bức tường phòng thủ kiên cố trong trái tim tôi. Tôi rất sợ một ngày nào đó, nếu như tiếp tục tiếp xúc với Tuyết Mai một cách thân thiết như bấy lâu nay, tôi sẽ đâm ra mủi lòng, và rồi sau đó, tôi sẽ làm những chuyện có lỗi với Uyển My, và tôi thì chưa bao giờ muốn điều đó xảy ra cả. Thế nên, đi kèm với những sự hời hợt của mình, tôi cũng chủ động tích cực giúp đỡ thằng Long đen trong quá trình cưa cẩm Tuyết Mai của nó. Tôi đã không còn đứng ngoài cuộc chơi như lúc đầu mà thay vào đó, tôi sẵn sàng tiết lộ những sở thích đặc biệt của Tuyết Mai cho thằng Long nghe. Mỗi lần như vậy, nó đều gật gù và hì hoáy ghi chú vào điện thoại, không quên vỗ vai tôi cảm ơn:
– Cảm ơn ông nhé, nhờ ông mà dạo này Mai chịu cười với tôi rồi, hờ hờ!
– Có gì đâu, mày đẹp trai, Mai thì… xinh gái, hai người quá hợp rồi, tao chỉ thuận theo ý trời thôi!
Tôi vỗ vai nó rồi lẳng lặng rời đi sau cho nó biết một sự thật thú vị, rằng Tuyết Mai rất khoái đi… hội sách, và chỉ cần nó đến đó mỗi cuối tuần, nó sẽ thấy Tuyết Mai đang lọ mọ ở đó:
– Phong nghĩ gì đó, sao không trả lời Mai?
Tôi hoàn hồn trở về thực tại khi Tuyết Mai khẽ đánh nhẹ lên tay tôi. Mấy tuần gần đây, tôi đã đau đầu nghĩ mãi về mối quan hệ đáng ngờ giữa Tuyết Mai và Uyển My nhà tôi, cơ mà chẳng có chút manh mối nào thêm nữa, thành ra tôi cũng chưa đoán định được gì hơn. Tình trạng của tôi hiện tại thì đang có phần mâu thuẫn. Một nửa trong tôi thì muốn tiếp tục thân thiết hơn với Tuyết Mai để dò xét thêm về những thứ tôi đang muốn biết, một nửa khác thì muốn gán ghép nàng với thằng Long đen, vì tôi nghĩ rằng khi tôi làm việc đó, sự quan tâm của Tuyết Mai sẽ hướng sang chỗ khác, và tôi thì thoát được một gánh nặng tâm lý… ghê gớm, dù rằng chẳng ai ép uổng tôi trong việc… rung động trước Tuyết Mai cả, chỉ là tôi không muốn, vậy thôi:
– À… không, mình… nghĩ vớ vẩn thôi.
– Trả lời Mai đi!
Tôi thở hắt ra, nhìn nàng cười trừ:
– Có đâu, tại dạo này… Phong hơi buồn ấy mà, không muốn đi đâu, gặp gỡ ai cả, chỉ muốn ở một mình thôi.
– Điều đó thì có liên quan gì đến việc Phong không thèm nói chuyện với Mai chứ?
– Thì tại vì là…
Tôi thoáng ngập ngừng, vì tôi cũng không biết phải giải thích lý do như thế nào cho Tuyết Mai hiểu. Với những suy đoán trước đó của mình, tôi đồ rằng Tuyết Mai đã nắm tường tận về tình trạng của Uyển My dạo gần đây, nhưng những gì Tuyết Mai thể hiện ra ngoài lại cho tôi cảm giác như nàng ta không biết chuyện gì cả. Sự mờ ám đó khiến tôi tự dựng lên một bức tường chắn vô hình xen giữa tôi và Tuyết Mai, và phần nào đó là mọi người xung quanh. Quả thực tôi đang tỏ ra mất niềm tin vào tất cả, vì tôi cứ luôn có cảm giác mọi người đều biết Uyển My ở đâu, đặc biệt là Tuyết Mai, nhưng bằng một lý do nào đó, họ lại giấu nhẹm đi trước mặt tôi, và điều đó, khiến tôi cảm thấy đau lòng:
– Thật ra mình không có tâm trạng lắm, xin lỗi Mai!
– Vậy khi nào mới có tâm trạng?
– Chắc là từ giờ sẽ… đỡ hơn, mình cũng không chắc…
Tôi lắc đầu cười khổ, đáp lấp lửng, dè dặt. Thực tình tôi cũng chẳng biết đến bao giờ tôi mới có thể vui vẻ tích cực trở lại được nữa, vì chỉ cần để bộ não tôi có thời gian thảnh thơi suy nghĩ thôi là nó sẽ tự động nghĩ ngay đến Uyển My, mà mỗi lần nghĩ đến nàng, tôi chẳng có cách nào giúp bản thân mình không buồn cho nổi. Chính vì lẽ đó, tôi ép mình liên tục bận rộn, không bao giờ ngơi tay, tôi cứ làm hết cái này đến học cái khác, cho đến tận khuya lơ khuya lắc, khi không còn đủ tỉnh táo để làm việc nữa thì mới ngưng lại. Và may mắn thay, kế hoạch này của tôi được triển khai khá trơn tru, bằng chứng là việc ngay sau khi kết thúc chuỗi thời gian làm việc đằng đẵng trong ngày, tôi chỉ vừa nằm xuống giường là đã ngủ quên trời trăng ngay tắp lự, dẫu rằng vào rạng sáng, tôi có tỉnh lại đôi ba lần nữa, nhưng nói chung thì rạng sáng cũng đỡ sầu thảm hơn là nửa đêm mà nhỉ:
– Vậy buổi tối Phong có bận không?
– Tối nào?
– Mọi buổi tối trong tuần…
– Ừ thì chắc là… không… không bận gì cả…
– Vậy được, khi nào rảnh mình sẽ ghé, tối nào cũng được đúng không?
– Ừ!
Khi tiếng “ừ” của tôi phát ra một cách quyết đoán, tôi không thể ngờ rằng, cái “buổi tối hôm nào rảnh” của Tuyết Mai lại chính là… tối nay. Tôi không hỏi vặn lại, cũng không biết kế hoạch của Tuyết Mai sẽ diễn ra vào lúc nào, nên tôi gật đầu đồng ý đại, vì về cơ bản buổi tối ngoài việc học bài và làm việc ra, tôi có thể nghỉ ngơi thư giãn bất cứ lúc nào tôi muốn, không có sự ràng buộc về thời gian. Tôi thoải mái với lịch làm việc ấy, nhưng hôm nay nó đã vô tình khiến mọi chuyện rắc rối hơn là tôi tưởng. Và cũng chính hôm nay, dù không biết là vô tình hay cố ý, tôi đã có thêm được những thông tin vô cùng đáng giá liên quan trực tiếp đến Uyển My, và tuy không phải do chính khổ chủ tiết lộ, tôi cũng gần như có thể chắc chắn đến 90% về độ chính xác nhờ trí thông minh bất ngờ… bùng nổ và giúp tôi ráp nối tất tần tật những manh mối lại với nhau, từ đó vẽ nên bức tranh tương đối hoàn chỉnh về những gì đã và đang diễn ra.
Tối hôm ấy, tôi vừa đánh xe sang đón Quỳnh về, còn Tuyết Mai thì cũng bất thình lình, có mặt tại nhà tôi…
Những bí mật sâu thẳm, chuẩn bị được bật mí rồi…
…
Còn tiếp…
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mưa và em |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Tình trạng | Update Phần 113 |
Ngày cập nhật | 08/01/2025 05:35 (GMT+7) |